Làm thế nào để có thể dễ dàng đọc được các thông số kí hiệu trên các loại lốp xe máy ?. Bấy lâu nay bạn có để ý đến vấn đề này?. Chắc có lẽ sẽ không mấy người để í đến những con số này đâu nhỉ. Nhưng nếu hiểu được những con số này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng lốp xe máy. Thế bạn có muốn tìm hiểu xem những con số đó có ý nghĩa là gì không?.
Vậy thì hãy cùng Long Phụng tìm hiểu ngay qua bài viết này để có thể đọc được các thông số xe máy đơn giản nhất nhé!
Cách đọc thông số xe máy đơn giản nhất
Như bạn cũng biết được rằng, nếu đọc được các thông số trên lốp xe máy .Sẽ giúp cho bạn dễ dàng sử dụng lốp xe máy hơn trong cuộc sống. Nếu bạn hiểu được các thông số trên lốp xe máy. Bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn vỏ cũng như hiểu hơn về khả năng chịu đựng trọng tải của lốp xe. Vậy bằng cách nào mới đọc được các thông số trên lốp xe máy một cách đơn giản nhất?. Qua 2 cách cơ bản đơn giản sau:
Mời bạn xe thêm: Cách đọc thông số trên dây curoa đơn giản nhất nhé!
Cách đọc các thông số qua ký hiệu theo độ bẹt
Đối với cách này thì chúng ta cùng dựa vào hình ảnh các thông số trên lốp xe như trên để có thể dễ dàng phân tích hơn. Như bạn cũng thấy rằng trên vành lốp xe trên bạn sẽ thấy được các thông số là: 100/70 – 17 M/C 49P. Và chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng con số từng ký hiệu như sau:
- 100/70: Thông số này được hiểu là bề rộng và chiều cao của lốp xe. Với con số 100 được hiểu là bề rộng của lốp xe(được tính bằng mm). Và 70 là tỉ lệ phần trăm chiều cao của lốp xe so với bề rộng của nó.
- 17: Được hiểu là đường kính của vành xe(được tính bằng đơn vị inchs).
- M/C: Đây là ký hiệu viết tắt của Motocycle
- 49: Chắc hẳn bạn cũng nghiệm ra được rằng con số này thể hiện cho ý nghĩa gì rồi đúng không nào. Đúng vậy với con số 49 này là khả năng chịu tải của lốp xe và cũng tương ứng với chỉ số của lốp xe đó(được tính bằng kg). Để rõ hơn thì chúng ta cùng xem qua bảng thông số dưới này nhé!
- P: Là tốc độ tối đa cho phép của một lốp xe khi vận hành. Để rõ hơn về các con số tốc độ tối đa trên các loại lốp xe thì cùng tham khảo qua bảng thông số sau.
Lưu ý: Thông thường thì khả năng chịu tải và tốc độ tối đa của lốp xe thường được viết, in gần nhau. Ví dụ như thông số 49P trên được hiểu là: lốp xe này chịu được trọng tải 185kg và được xếp ở tốc độ “P” (150km/h).
Cách đọc các thông số theo thông số chính
Cách nhận biết đơn giản thứ hai đó là bạn sẽ dựa trên các con số chính được in trên lốp xe. Ví dụ như thông số sau được in trên lốp xe: 6.40 – L – 20 6PR Và được hiểu như sau:
- 6.40: Là bề rộng ta lông của lốp.
- L: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép của lốp xe
- 20: là đường kính danh nghĩa của vành(được tính bằng đơn vị inchs)
- 6PR: là chỉ số mô tả số lớp bố và khả năng chịu tải của lốp xe.
Đừng bỏ qua 10 kỹ năng đi xe máy an toàn nhất hiện nay bạn nhé!
Sâu hơn về các con số, ký tự trên lốp xe
Ngoài những thông số và kí hiệu trên thì thông thường trên lốp xe có thể có các ký hiệu, tốc độ tải,.. .Con số lên đến 10 thông số khác nhau. Và cũng tùy vào các hãng sản xuất lốp xe khác nhau nên sẽ có các cách ghi ký hiệu khác nhau. Nếu bạn không rõ về các thông số này sẽ khiến cho bạn khó khăn hơn trong việc lựa chọn lốp xe phù hợp cho xế yêu.
Và điều quan trọng của thông số trên một lốp xe đó là tốc độ tối đa trọng tải của một lốp xe. Được ký hiệu qua các chữ số:
- L – 120 km/h (74 mph)
- M – 130 km/h (81 mph)
- N – 140 km/h (87 mph)
- P – 150 km/h (93 mph)
- Q – 160 km/h (99 mph)
- R – 170 km/h (105 mph)
- S – 180 km/h (112 mph)
- T – 190 km/h (118 mph)
- U – 200km/h (124 mph)
- H – 210 km/h (130 mph)
- V – 240 km/h (149 mph)
- W – 270 km/h (168 mph)
- Y – 300 km/h (186 mph)
- Z – trên 240 km/h (149 mph).
Đặc biệt trọng tải tối đa được các hãng sản xuất ghi trên các lốp xe thì thường được tính theo cả hai đơn vị đó là kg và pound. Và thông số cuối cùng mà bạn cần phải quan tâm đến đó là các con số được in sau chữ DOT trên lốp xe. Tuần sản xuất của lốp xe sẽ được hiểu theo 2 con số đầu, và 2 con số tiếp theo sẽ được hiểu theo năm sản xuất. Theo như sự cho biết của các nhà sản xuất thì mỗi lốp vỏ xe. Sẽ được hoàn hảo hơn nếu trạng thái sản xuất của nó nằm trong 5 năm tính cả ngày sản xuất.
Bỏ túi ngay: Cách bảo quản lốp xe máy đơn giản mà chất lượng nhất nhé!
Các loại lốp xe máy (kể cả có ruột và không ruột) chủ yếu hiện nay bao gồm:
- Các loại lốp xe phổ thông(dễ dàng nhận biết qua các hoa vân lớn và có rảnh ở giữa. Rất thích hợp cho các bề mặt đường trải nhựa,..ví dụ như vỏ xe wave, dream,…)
- Các loại lốp xe thể thao( đối với loại lốp xe này thì hoa vân sẽ nhỏ hơn. Nhưng lại có bề mặt tiếp xúc tốt,.. dành cho các hãng xe như Exciter, Su Sport .. )
- Các loại vỏ xe dành cho xe có phân khối lớn(loại lốp xe không có hoa vân. Khả năng tiếp xúc với mặt đất cao, nhưng chỉ sử dụng cho các con đường khô ráo,.)
- Và các loại vỏ xe theo địa hình(có các hình khối được tạo bởi từ các hoa vân 90. Sử dụng được trên các con đường có đất bùn, tuyết,..).
Lưu ý: Bạn nên nhớ chọn đúng các kích thước và vành của lốp xe. Để bạn có thể tránh được các trường hợp xấu khi đang vận hành trên đường.
Và đó là bí quyết đọc thông số lốp xe máy đơn giản nhất mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về cách đọc các thông số trên lốp xe máy. Để có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lựa chọn lốp xe phù hợp hơn cho xế yêu.